HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG – BẢO TRÌ – SỬA CHỮA MÁY LY TÂM http://khangkien.com.vn/huong-dan-su-dung-bao-tri-sua-chua-may-ly-tam/
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ LY TÂM
- Cơ sở khoa học và phân loại quá trình ly tâm, máy ly tâm
- Ly tâm là quá trình sử dụng lực ly tâm để phân riêng các cấu tử có khối lượng riêng khác nhau. Động lực của quá trình là lực ly tâm và yếu tố khác biệt để phân riêng là khối lượng riêng. Sự khác biệt khối lượng riêng càng lớn thì quá trình phân riêng được thực hiện càng dễ dàng.
- Dựa vào đối tượng phân riêng, quá trình ly tâm có thể được phân loại như sau:
- Ly tâm để phân riêng hai chất lỏng không tan vào nhau: hệ nhũ tương nước trong dầu (w/o) hoặc nhũ tương dầu trong nước (o/w).
- Ly tâm để phân riêng hệ huyền phù: quá trình thường được sử dụng để làm “ trong ” các huyền phù còn được gọi là ly tâm lắng.
- Ly tâm lọc. Ly tâm để tách các cấu tử lơ lửng trong pha khí: quá trình thường được sử dụng để tách bụi trong không khí.
- Các máy dùng để phân chia các hệ không đồng nhất trong trường ly tâm gọi là máy ly tâm và có thể phân loại máy ly tâm theo dấu hiệu khác nhau.
- Theo quá trình phân ly: máy ly tâm lắng, máy ly tâm lọc
- Theo phương thức làm việc: máy ly tâm làm việc gián đoạn, máy ly tâm làm việc liên tục và máy ly tâm tự động.
- Theo kết cấu của bộ phận tháo bã: máy ly tâm tháo bã bằng dao, máy ly tâm tháo bã bang vít xoắn, máy ly tâm tháo bã bằng vít tông.
- Theo giá trị yếu tố phân ly phân ra máy ly tâm thường và máy ly tâm siêu tốc.
- Theo kết cấu trúc và ổ đỡ phân ra: máy ly tâm ba chân và máy ly tâm treo.
- Khi lựa chọn máy ly tâm cần phải dựa vào các đặc tính công nghệ của chúng và các tính chất lý học của vật liệu đem gia công. (độ phân tán của pha rắn, độ nhớt của pha lỏng và nồng độ của nó)
- Nồng độ huyền phù bằng tỷ số của lượng pha rắn và tổng lượng huyền phù. Nồng độ huyền phù có thể thể hiện bằng phần tram theo khối lượng hay phần tram theo thể tích. Hiệu nồng độ giữa pha rắn và pha lỏng càng lớn thì năng xuất của máy ly tâm càng cao.
- Lực ly tâm P1 (N) là động lực của máy ly tâm

- Yếu tố phân chia càng cao thì khả năng phân chia của máy càng lớn. Yêu tố phân chia sẽ tăng đáng kể khi tăng số vòng quay của roto. Ký hiệu năng xuất của máy là chỉ số cơ bản của máy hoạt động.

Cấu tạo của máy ly tâm


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG – BẢO TRÌ – SỬA CHỮA
MÁY LY TÂM Z216MK – HERMLE
- Các yêu cầu lắp đặt cho một máy ly tâm.
- Đặt thiết bị nơi cân bằng vững chắc, cách tường xung quanh và người ,vật tối thiểu 30cm
- Nhiệt độ môi trường làm việc tốt nhất là 230c.
- Không đặt thiết bị gần cửa sổ hoặc lò sưởi nơi phát nhiệt.
- Kết nối thiết bị với nguồn điên 220V/50Hz.
- Cần phải nối đất cho thiết bị.
- Tránh đặt máy ly tâm gần những thiết bị khác như cân phân tích, máy quang phổ, máy PCR….vvv.



THỰC HIỆN LY TÂM
- Kết nối thiết bị với nguồn điện, bật công tắc nguồn về vị trí ON.
- Nhấn phím Lid để mở nắp máy ly tâm. (trên màn hình phần hiển thị tốc độ ly tâm sẽ xuất hiện dòng chữ Open cho phép mở cửa máy ly tâm).
- Cho mẫu vào buồng ly tâm đóng nắp ROTOR (Lưu ý: nắp máy Rotor phải đựợc đóng kĩ, tránh trường hợp đóng nắp không kĩ dẫn đến bể nắp rotor).
- Đóng nắp máy ly tâm lại ( dùng tay nhấn nhẹ nắp máy sẽ thực hiện khóa nắp, lưu ý có tiếng kêu nhỏ sẽ phát ra).
- Kiểm tra các thông số cài đặt một lần nữa, nhấn START để thực hiện ly tâm.
- Lưu ý: Khi thực hiện Ly tâm với nhiệt độ thấp, với mẫu cần nhiệt độ thấp, cần làm mát PRE-COOLING trước khi thực hiện Ly tâm.
- Thực hiện li tâm nhanh: muốn thực hiện chấ đô này, trên bàn phím điều khiển, nhấn giữ phím quick (người sử dụng tự chọn số vòng quay tương thích, nếu muốn dừng quá trình li tâm thì ngừng giữ phím quick).
XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ KHI SỬ DỤNG MÁY LY TÂM
- Mở nắp khẩn cấp khi bị mất điện
- Trong trường hợp mất điện hoặc sự cố, nắp của máy ly tâm có thể được mở bằng tay để bảo vệ mẫu của bạn.
- Hãy tiến hành như sau:
- Chuyển sang các máy ly tâm ra và rút dây nguồn.
- Ở phía bên trái của máy ly tâm có một nút nhựa.
- Tháo nút này. Đằng sau nó có một hạt hình lục giác.
- Lấy cờ lê hộp giao, đưa anh ta vào lỗ và khóa cờ lê hộp với hạt hình lục giác.
- Bây giờ xoay cờ lê hộp bên trái (truy cập chiều kim đồng hồ) lên đến giới hạn.
- Chú ý: Chỉ cần bật để hạn chế, không thắt chặt các đai ốc.
- Bây giờ mở nắp của máy ly tâm.
- Chuyển sang các máy ly tâm trên một lần nữa, cho đi vào hoạt động.
Cách mở nắp máy ly tâm khi bị mất điện

Các mã lỗi sẽ được hiển thị
Các thông báo lỗi được thể hiện thị màn hình, hiển thị thông qua các số liệu

- Lỗi số 01: Mất cân bằng xuất hiện
- Nguyên nhân: Để mẫu không cân bằng
- Giải pháp: Để mẫu đối xứng như hình
- Lỗi số 02: tín hiệu mất cân bằng thường trực
- Nguyên nhân: mất cân bằng cảm biến bị lỗi
- Giải pháp: Thay thế cảm biến mới, kiểm tra bộ phân rotor..
- Lỗi số 08: báo lỗi rotor
- Nguyên nhân: rotor bị lỏng
- Giả pháp: gắn chặt rotor hoặc thay thế mới
- Lỗi số 34: Nắp đậy không tốt
- Nguyên nhân: Kiểm soát chuyển đổi của các khóa nắp là khiếm khuyết
- Giải pháp: Hãy gọi cho bộ phận dịch vụ

BẢO TRÌ THIẾT BỊ
- Vệ sinh thiết bị sau mỗi lần sử dụng.
- Tắt nguồn, bỏ kết nối thiết bị với nguồn điện.
- Dùng vải mềm và chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh thiết bị, nắp máy rotor phải được đậy và gài chốt để tránh trường hợp rủi ro…
- Vệ sinh buồng ly tâm và khử trùng bằng cồn.
- Thực hiện bảo trì, kiểm tra thiết bị ba tháng một lần
- Kiểm tra phần động cơ, rotor, main điều khiển, main nguồn, bộ phận hãm tốc độ động cơ.
Cần tư vấn thêm về dịch vụ sửa chữa bảo trì thiết bị thí nghiệm liên hệ Mr Kiên : 0936 620 757
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.